Không ít các vụ tai nạn xảy ra xuất phát từ nguyên nhân phương tiện bật đèn pha không đúng, gây cản trở tầm nhìn của người đi đường. Để hạn chế tình trạng này, người điều khiển xe cần trang bị cho mình những kinh nghiệm bật đèn pha đúng cách để đảm bảo an toàn. 

Kinh nghiệm bật đèn pha là cần thiết giúp người lái xe có hành trình di chuyển an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

1. Bật đèn pha ô tô đúng cách 

Đèn pha ô tô hay còn gọi là đèn chiếu xa là loại đèn có khả năng tạo ra luồng sáng tương đối mạnh và tập trung. Nhờ có hệ thống đèn pha chiếu sáng, người điều khiển phương tiện có được tầm quan sát tốt hơn, đồng thời xử lý các tình huống trên đường linh hoạt, nhanh chóng.

Trên hầu hết các ô tô, công tắc bật – tắt đèn pha đều được thiết kế ở vị trí phía bên trái của vô lăng. Khi muốn điều chỉnh hệ thống đèn pha về chế độ đèn phù hợp, người lái cần phải nắm rõ ký hiệu và thao tác trực tiếp tại vị trí công tắc này. 

Người điều khiển ô tô cần nắm rõ các ký hiệu cũng như cách bật, tắt, chuyển chế độ đèn của xe (Nguồn: Sưu tầm)

Người điều khiển phương tiện nên nắm rõ kinh nghiệm bật đèn pha, thao tác bật – tắt, điều chỉnh chế độ đèn của xe ô tô cụ thể như sau:

  • Bật đèn pha đúng cách:

Người điều khiển xe xoay núm phía ngoài đến vị trí của ký hiệu đèn pha để bật đèn. Thông thường, đèn sẽ mặc định ở chế độ đèn cốt (đèn chiếu gần) nên người dùng có thể đẩy cần điều khiển đèn về phía trước để chuyển sang đúng chế độ đèn pha (đèn chiếu xa). Khi không sử dụng, lái xe chỉ cần xoay phần núm bên ngoài về vị trí của chữ OFF hoặc ký hiệu vòng tròn nhỏ, hệ thống đèn pha sẽ tắt. 

  • Chuyển từ chế độ đèn pha sang đèn cốt: 
Nên Xem:
Gợi ý kinh nghiệm chụp ảnh cưới phim trường dành cho các cặp đôi sắp cưới

Từ chế độ đèn pha, trong trường hợp muốn chuyển về chế độ cốt, người dùng cần tiến hành thao tác đẩy cần điều khiển đèn về phía sau. Khi này hệ thống đèn sẽ chuyển từ chiếu xa thành chiếu gần.

  • Bật nháy đèn pha. 

Trong một số tình huống cần bật nháy đèn pha, người dùng có thể thực hiện đẩy nhẹ cần điều khiển đèn về sau 1-2 lần. Đối với phần lớn các loại ô tô hiện nay, khi bật công tắc, biểu tượng đèn pha sẽ phát sáng và hiển thị trên bảng đồng báo hiệu cho người lái. Đồng thời đèn hậu cũng sẽ được bật theo khi đèn pha được bật. 

2. Kinh nghiệm khi bật đèn pha đi trong thành phố 

Hệ thống đèn pha thường được sử dụng khi di chuyển đường dài, hoặc đường cao tốc nhờ ánh sáng mạnh và tập trung. Điều này giúp người điều khiển phương tiện có được tầm nhìn tốt hơn, hạn chế tình trạng chói, lóa mắt cho xe đi ngược chiều khi xe bật đèn pha. Trong trường hợp cung đường có dải phân cách thấp, lái xe có thể sử dụng đèn pha và chuyển sang đèn cốt khi xuất hiện xe ngược chiều trong phạm vi 150m để đảm bảo quan sát. 

Việc lựa chọn chế độ đèn phù hợp là cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện cùng di chuyển (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, khi di chuyển trong đô thị, người điều khiển phương tiện không nên bật đèn pha do khoảng cách giữa các xe tương đối gần nhau. Việc bật đèn pha ở những tuyến đường này không những gây bất tiện cho các phương tiện cùng lưu thông mà còn vi phạm quy định luật giao thông đường bộ. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển ô tô bật đèn pha trong đường thành phố có thể bị phạt số tiền từ 800.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ.

Nên Xem:
Review cách chơi đánh bài Blackjack

Khi xe vào cua, người lái cũng cần hạn chế việc bật đèn pha. Việc cả hai phương tiện cùng bật đèn pha sẽ khiến cả hai người cầm lái bị chói mắt, giảm khả năng quan sát, dẫn đến tai nạn nguy hiểm. Chức năng nháy đèn pha đường chỉ nên sử dụng cho trường hợp cần ra tín hiệu để xin nhường đường. Đối với tình huống cần vượt, lái xe cần duy trì khoảng cách an toàn và tiến hành nháy đèn pha hợp lý để ra tín hiệu xin vượt cho xe đi trước. 

3. VinFast VF 5 Plus sở hữu tính năng tắt – bật đèn pha tự động 

VinFast VF 5 Plus là mẫu ô tô điện thuộc phân khúc SUV hạng A sở hữu nhiều ưu điểm trong thiết kế và các tính năng trợ lái. Xe được trang bị hệ thống đèn Halogen tương thích cung cấp ánh sáng đảm bảo cho quá trình di chuyển, đặc biệt khi trời tối . Theo đó, đèn halogen có cường độ ánh sáng tương đối mạnh, khả năng chiếu xa lên tới 20m. Điều này giúp người điều khiển phương tiện có được tầm quan sát tốt, đảm bảo an toàn hơn. Ngoài ra, loại đèn này còn chống được tia cực tím, tuổi thọ cao và chi phí thay thế khá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. 

Nên Xem:
18+ bộ hình nền 12 con giáp với nhiều biến hóa

Chế độ bật tắt đèn pha tự động của VF 5 Plus là điểm cộng lớn giúp người dùng yên tâm lái xe

Hệ thống đèn pha của VF 5 Plus có tích hợp tính năng tự động bật – tắt tối ưu trải nghiệm của người cầm lái. Cụ thể, hệ thống đèn này được lắp đặt cảm biến ánh sáng, có khả năng tự động bật – tắt và chuyển chế độ pha – cốt khi cần thiết. Nhờ đó, người điều khiển VF 5 Plus có thể yên tâm lái xe với chế độ đèn phù hợp, vừa đảm bảo ánh sáng cần thiết vừa không gây ảnh hưởng với người đi đường. Đây là tính năng vượt trội thường chỉ có ở các dòng ô tô cao cấp, mang đến trải nghiệm hoàn hảo hơn cho người sử dụng. 

Những kinh nghiệm bật đèn pha khi di chuyển là kỹ năng quan trọng người điều khiển phương tiện cần nắm rõ, đặc biệt khi di chuyển qua các tuyến đường trong thành phố. Việc bật tắt và sử dụng các chế độ đèn hợp lý giúp đảm bảo hành trình di chuyển an toàn. Đồng thời, người điều khiển phương tiện cũng có thể tìm hiểu các mẫu xe hiện đại có chức năng bật tắt đèn pha tự động để yên tâm hơn khi lái xe. 

Khách hàng quan tâm đặt cọc ô tô điện VinFast VF 5 Plus ngay hôm nay để trở thành một trong những người dùng tiên phong sở hữu mẫu xe đô thị hiện đại. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: