Theo Quantum Workplace, có đến 92% CEO cho rằng, Employee engagement – gắn kết nhân viên sẽ tạo ra hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Vậy, Employee engagement là gì? Các tăng Employee engagement là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Employee engagement là gì?
Employee engagement – gắn kết nhân viên là thuật ngữ trong quản trị nguồn nhân lực, mô tả mức độ nhiệt tình, cống hiến của người lao động cảm thấy đối với công việc của họ. Sự gắn kết nhân viên có thể rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự thành công của người lao động và của cả doanh nghiệp.
Giải mã về Employee engagement là gì?
Lợi ích của Employee engagement là gì?
Employee engagement tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhận lại được nhiều lợi ích tích cực hơn. Ví dụ như một số lợi ích như sau:
- Ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh.
- Tăng năng suất làm việc của nhân viên cao hơn lên 17% (theo Forbes).
- Tăng mức độ hài lòng, cải thiện tỷ lệ giữ chân của nhân viên tốt hơn.
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng, bởi khi nhân viên gắn kết với công việc hơn, họ sẽ tạo ra chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Giảm mức độ vắng mặt thấp hơn 41% so với những nhân viên không gắn kết khác (Gallup).
- Sức khỏe nhân viên được cải thiện tốt hơn, sự cố không an toàn tại nơi làm việc cũng giảm đến 70% (Gallup).
Cách tăng gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp
Vậy, cách để tăng Employee engagement là gì? Dưới đây sẽ là một số chiến lược giúp bạn có thể tăng mức độ gắn kết cao hơn cho nhân viên của mình. Bao gồm:
Cải thiện giao tiếp – phản hồi
Giao tiếp – phản hồi là một trong những yếu tố mà bạn cần cải thiện để tăng gắn kết nhân viên tốt hơn. Với cách này, bạn có thể:
- Khuyến khích nhân viên đưa ra những sự phản hồi cho các nhiệm vụ, công việc của họ.
- Người quản lý, lãnh đạo cần đưa ra những phản hồi phù hợp cho nhân viên trong công việc của họ.
- Doanh nghiệp cần đưa ra những khuyến khích cho quản lý cấp trung thiết lập các buổi đăng ký hoặc đánh giá thường xuyên với nhóm của họ.
Cung cấp cơ hội phát triển, đào tạo
Một trong những lý do khiến nhân viên thiếu gắn kết với công việc chính là yếu tố kỹ năng, chuyên môn của họ không đáp ứng được. Vì vậy, cung cấp những chương trình đào tạo chuyên môn, phát triển kỹ năng tại doanh nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút và giữ chân nhân viên hơn.
Một số nhóm nhân viên khác cũng có thể không gắn kết bởi thiếu động lực trong công việc của mình. Hãy cung cấp cho họ bức tranh phát triển chung về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cung cấp cho nhân viên những cơ hội tiềm năng về sự nghiệp như tăng trưởng lương thưởng, tăng chức, nhận những nhiệm vụ quan trọng hơn,…
Cung cấp cơ hội phát triển và đào tạo sẽ giúp tăng gắn kết nhân viên
Phát triển văn hóa và giá trị doanh nghiệp
Sự gắn kết của nhân viên là kết quả trực tiếp của văn hóa doanh nghiệp tích cực. Văn hóa doanh nghiệp đúng đắn và tích cực sẽ giúp nhân viên hiểu rõ về những gì tổ chức đang mong đợi ở họ. Họ cũng sẽ cảm thấy kết nối với công việc hơn và cảm thấy mức độ quan trọng, liên quan của họ trong sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể xây dựng các chương trình ghi nhận và khen thưởng để giúp tăng trưởng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả hơn. Có đến 78% nhân viên nói rằng họ gắn kết cao khi họ cảm thấy được công nhận mạnh mẽ từ tổ chức của mình, so với chỉ 34% nhân viên cảm thấy gắn kết cao ở những công ty ít được công nhận (theo O.C.Tanner).
Cung cấp sự tiện ích trong công việc
Chiến lượng này bao gồm việc áp dụng các công cụ vào quá trình quản lý, giúp nhân viên làm việc. Ví dụ như những khía cạnh về cơ sở hạ tầng, máy tính làm việc, không gian làm việc,… Bên cạnh đó, ngày nay nhiều doanh nghiệp cũng đã áp dụng các các phần mềm, công nghệ vào quá trình tăng Employee engagement trong tổ chức.
Theo đó, các nền tảng quản lý có thể biến đổi nhiệm vụ hàng ngày thành hệ thống các trò chơi giúp tăng mức độ gắn kết của nhân viên tích cực hơn. Những ứng dụng quản lý có thể nền trò chơi hóa sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự trực quan trong đào tạo và thông tin quan trọng khi cần thiết.
Một nền tảng tại Việt Nam đang cung cấp tính năng Gamification – game hóa những hoạt động thường ngày như vậy có thể kể đến HappyTime. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng có những tính năng khác như công khai minh bạch về đãi ngộ lương – thưởng cho nhân viên, tính năng bảng tin,… Từ đó giúp tăng mức độ hài lòng của nhân viên cao hơn và giúp họ gắn kết tốt hơn với công việc.
HappyTime đang cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn giúp gắn kết nhân viên tốt hơn
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 Chỉ Số KPIs Quan Trọng Để Đo Lường Mức Độ Gắn Kết Nhân Viên
Hy vọng với bài viết hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về Employee engagement là gì và làm thế nào để tăng gắn kết nhân viên. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập ngay vào Blog kiến thức của HappyTime.vn. Tại đây đang có rất nhiều thông tin chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nhân sự mà bạn có thể tham khảo.