Như bạn đã biết, căn bệnh loãng xương xuất phát một phần do cơ thể thiếu hụt canxi. Căn bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ sau lứa tuổi 30 do quá trình sinh nở hay do nội tiết. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị y học người bệnh cần kết hợp chế độ ăn hợp lý. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi bệnh loãng xương nên ăn gì, giúp bạn cải thiện được tình trạng loãng xương một cách hiệu quả.
2. Những triệu chứng loãng xương thường gặp bạn cần lưu ý
Khi cơ thể của bạn gặp phải vấn đề loãng xương sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình dưới đây. Việc nhận biết được triệu chứng loãng xương sẽ giúp bạn có phương pháp cải thiện tình trạng loãng xương, bảo vệ sức khỏe một cách kịp thời.
– Thứ nhất, chiều cao của bạn sẽ giảm kết hợp với biểu hiện còng lưng và hông bị cong (dáng đi khòm xuống). Nguyên nhân là do mật độ xương giảm khiến cho xương cột sống của bạn bị xẹp (hay chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn là bị gãy lún).
– Thứ 2, bạn sẽ cảm thấy lưng và hông thường xuyên bị đau. Đồng thời, các đầu xương của bạn sẽ cảm thấy đau nhức, nhiều trường hợp bị loãng xương nặng sẽ khiến bạn cảm giác như bị kim chích toàn thân.
Dấu hiệu bệnh loãng xương
– Thứ 3, xương của bạn bị gãy do một lực rất nhỏ tác động ví dụ như bước hụt chân lên cầu thang…
– Thứ 4, bạn sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như thoái hóa khớp, tĩnh mạch bị giãn, cao huyết áp,…
– Thứ 5, sụt cân, chuột rút và cơ thể ra mồ hôi nhiều cũng là một trong những triệu chứng loãng xương bạn cần lưu ý.
2. Bệnh loãng xương nên ăn gì?
Bệnh loãng xương nên ăn gì?
Dưới đây là chia sẻ về các thực phẩm tốt cho người bệnh loãng xương, góp phần giảm sự phát triển của căn bệnh này mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã nghiên cứu theo khoa học, giải đáp câu hỏi bệnh loãng xương nên ăn gì của nhiều người.
– Sữa và các thực phẩm được sản xuất từ đậu nành
Trong sữa và các thực phẩm được sản xuất từ đậu nành có nguồn dưỡng chất rất tốt cho cơ thể của người loãng xương như: canxi, protein, vitamin D (những chất này còn có tác dụng ngăn chặn bệnh loãng xương).
Bên cạnh đó, chất isoflavones (hooc môn thực vật) trong đậu nành chính là một trong những thành phần cực kỳ quan trọng để cấu tạo xương cũng như ngăn chặn các quá trình lão hóa của cơ thể.
– Các loại cá nhỏ, cua, tôm
Những loại cá nhỏ, cua, tôm là một trong những thực phẩm có nguồn dinh dưỡng dồi dào cực kỳ tốt cho bệnh loãng xương. Giá trị dinh dưỡng của nó giúp hệ xương khớp của bạn ngày càng khỏe mạnh với các dưỡng chất như: canxi, protein, photpho, nguyên tố vi lượng, các muối khoáng.
– Xương ống động vật
Thường xuyên ăn những thức ăn được chế biến từ xương ống động vật cũng là một trong những chế độ ăn tốt cho người bị bệnh loãng xương. Theo khoa học chứng minh, trong xương ống động vật chứa các chất cực tốt cho hệ xương của con người, điển hình như: nguyên tố vi lượng (kiềm, niken, sắt, đồng,…), photpho, muối khoáng.
– Một số loại rau chứa vitamin K
Một số loại rau chứa vitamin K được kể đến như: bắp cải, chuối, rau cải, khoai tây, ngũ cốc,….Loại vitamin này giúp chúng ta tăng mật độ xương cũng như làm giảm các quá trình rạn xương hông.
Thực phẩm tốt cho người loãng xương
– Sản phẩm dinh dưỡng đến từ SIGNUTRA™
Hiện nay trên thị trường ngành hàng dinh dưỡng SIGNUTRA™ ra mắt sữa Maxvida™ nhằm hỗ trợ dinh dưỡng cho người lớn tuổi và hỗ trợ người loãng xương điều trị bệnh nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần kết hợp chế độ sinh hoạt hằng ngày như: nghỉ ngơi, vận động hợp lý để giúp giảm tình trạng loãng xương.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên về giải đáp câu hỏi bệnh loãng xương nên ăn gì sẽ giúp ích cho bạn. Bệnh loãng xương là một trong những bệnh ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị y học bạn cần có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Với phương châm mang đến những sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ cho sức khỏe của con người, SIGNUTRA™ đang có các sản phẩm dinh dưỡng cực tốt cho nhiều lứa tuổi, giới tính, bệnh lý,…bạn có thể tham khảo để sử dụng.