Với mỗi game thủ thì chuột chơi game đã và đang trở thành một thiết bị ngoại vi không thể thiếu. Hay có thể nói chuột chơi game là một thiết bị quan trọng bậc nhất dành cho game thủ chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của nó. bài này sẽ giúp bạn hiểu về các thông số của chuột gaming, thứ mà bất kì game thủ nào cũng cần phải biết.
7 Thông số quan trọng của chuột gaming
Để chọn mua những chuột gaming thì các thông số trên chuột là những điều mà bạn cần phải biết, với hầu hết con chuột gaming nào được bán trên website đều có show những thông số này cả. bạn hãy xem nhưng con chuột chơi game tại đây và tìm cách đọc các thông số và hiểu hơn về các loại chuột chơi game để chọn cho mình sản phẩm thích hợp.
DPI/CPI
Đầu tiên phải kể đến là DPI/CPI (Dots per inch/ Counts per inch). Chúng là số pixel ảo – số điểm ảnh trên 1 inch).
Hay DPI/CPI còn được hiểu theo một cách khác là quãng đường con trỏ chuột có thể đi được ở trên màn hình máy tính ứng với mỗi inch khi chuột di chuyển ở ngoài thực tế. Thường thì mỗi dots sẽ ứng với 1 pixel ở trên màn hình.
Trên cùng 1 quãng đường, nếu con trỏ chuột sẽ di chuyển xa và nhanh hơn thì nghĩa là nó sẽ có DPI/CPI cao hơn.
Phần lớn mọi game thủ thường không sử dụng quá 1600 DPI. Ví dụ: với một game FPS như CS và CF thì các game thủ thường để khoảng từ 50-100 DPI. Còn đối với các game như RTS và MOBA thường được game thủ chỉnh cao hơn là khoảng 400-800 DPI.
Bởi vì không phải cứ DPI càng cao thì nó sẽ càng tốt. Và DPI cao chỉ hữu dụng khi mà bạn dùng với màn hình có độ phân giải cao.
Còn đối với những màn hình có độ phân giải là 1920 x 1080 thì DPI ~ 2000 là đủ để cho bạn dễ dàng rê chuột chạy khắp màn hình. Cùng với đó bạn có thể thao tác chi tiết nhỏ mà không cần phải dùng hết toàn bộ bề mặt bàn hay của mousepad.
Cho nên chỉ khi nào mà bạn dùng màn hình 8K hay 4K thì DPI 6000 hay DPI 12000 mới có thể phát huy được hết tác dụng.
Lift Distance
So với DPI/CPI thì có thể nói thông số Lift Distance khá dễ hiểu. Thông số này cho biết được độ cao tối đa được cho phép khi chúng ta nhấc chuột lên khỏi mặt phẳng mà vẫn sử dụng được.
Chẳng hạn như con chuột có Lift Distance là 5mm, bạn có thể nhấc nó khỏi mặt phẳng một khoảng cách nhỏ hơn 5mm. Khi đó con trỏ chuột ở trên màn hình máy tính vẫn làm việc bình thường.
FPS
FPS là viết tắt của từ Frame Per Second. Thông số này là một đơn vị đo lường, nó thể hiện được khả năng xử lý dữ liệu mà cảm biến chuột thu được. Hay có thể hiểu đơn giản hơn FPS chính là số lượng ảnh được chụp lại trong một giây bởi bộ cảm biến.
Nguyên tắc hoạt động của cảm biến quang học đó chính là dựa vào ánh sáng phản xạ -> lưu giữ những hình ảnh trên bề mặt bàn di. Đồng thời dựa vào những hình ảnh này, tính toán ra hướng di chuyển, vị trí của con trỏ chuột.
Khi thông số FPS càng cao có nghĩa là khối lượng thông tin được bộ cảm biến thu được trong vòng một giây càng nhiều. Điều này chứng tỏ rằng FPS là thông số rất quan trọng.
Thông số này quyết định đến sự chính xác của con trỏ chuột, giúp cho game thủ rê chuột tới đúng vị trí mà mình mong muốn cho dù khoảng rê chuột có thể là cực lớn hoặc cực nhỏ trên bàn di chuột.
Mặt khác, thông số FPS cao còn có thể giúp cho chuột tránh được những hiện tượng mất tín hiệu thường xuyên xảy ra trên nhiều bàn di chuột có bề mặt phức tạp, màu sắc sặc sỡ.
Refresh Rate/ Polling Rate
Refresh Rate hay Polling Rate là thông số về Tần số trao đổi giữa tín hiệu chuột và máy tính. Như đã biết thì cổng USB thường sử dụng tần số giao tiếp ở mức tối đa là 500Hz.
Nghĩa là cứ khoảng 2ms thiết bị cắm vào cổng USB thì sẽ trao đổi một lần với thông tin máy tính và có độ trễ là 2ms. Tương tự như vậy với những tần số đáp ứng khác như: 1000Hz hay 125Hz có độ trễ là 1ms và 8ms.
Thông số này càng cao thì độ trễ tín hiệu của nó sẽ càng thấp. Từ đó máy tính và chuột sẽ càng xử lý nhanh chóng được những thao tác của các game thủ. Với những loại chuột có Polling Rate cao lên tới 1000Hz thì chúng đã truyền tín hiệu vượt quá mức tiêu chuẩn của cổng USB.
Thực tế, chúng ta nên để Polling Rate khoảng 500 Hz là thích hợp, nó sẽ giúp cho chuột hoạt động được ổn định gần như với mọi loại game.
Auto Correction
Đây là chức năng tự động, nó khiến cho con trỏ chuột được di chuyển theo đường thẳng khi mà bạn di chuột theo đường nằm nghiêng với 1 góc nhỏ với phương dọc hoặc ngang.
Để thấy được điều này bạn có thể truy cập Mouse Option của Windows rồi bật tính năng Enhance Pointer Precision.
Thông số này mà càng cao thì góc này càng lớn và nó sẽ càng làm ảnh hưởng khả năng di chuột chính xác. Đây là một yếu tố rất cần thiết đối với bất cứ tựa game nào.
Bạn hãy thử tưởng tượng mình đang cần kéo con trỏ chuột chếch sang một chút để có thể ghìm súng lại khi spray hay khi đang mic những unit gần sát nhau. Nếu trong trường hợp này mà con trỏ chuột cứ đi ngang thì sẽ tai hại như thế nào.
Hiện nay các nhà sản xuất đã tích hợp được việc tùy chọn loại bỏ tính năng này. Bạn chỉ cần update lên firmware một cách thích hợp là sẽ không còn phải lo lắng gì về những vấn đề này nữa.
Mouse Acceleration
Đây là tính năng làm tăng tỉ lệ thuận quãng đường di chuyển con trỏ chuột với tốc độ di chuột. Có nghĩa là trong cùng một khoảng cách rê chuột nhất định chẳng hạn là 10cm, nếu như bạn rê chuột nhanh thì con trỏ chuột nó sẽ đi được một khoảng xa hơn so với việc bạn rê chuột từ từ. Đồng thời gia tốc chuột mà càng lớn thì mức độ chênh lệch này nó sẽ càng nhiều.
Hiện nay phần lớn mọi game thủ đều tắt bỏ đi tính năng Mouse Acceleration. Bởi vì trong khi thi đấu sẽ xuất hiện những tình huống đòi hỏi bạn phải có phản xạ di chuột rất nhanh. Như vậy nếu như có sự can thiệp của Mouse Acceleration, con trỏ chuột sẽ bị đưa đến một vị trí không như bạn mong muốn.
Hầu hết mọi loại chuột gaming đều cho phép chúng ta tắt bỏ đi tính năng này trong driver. Thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ vì trong Windows vẫn tồn tại tính năng Mouse Acceleration. Để tắt Mouse Acceleration một cách triệt để thì bạn cần phải vào registry hoặc có thể chèn thêm dòng lệnh vào launch icon trong game.
Mouse Feet
Feet chuột chính là những miếng nhựa mỏng được gắn ở các góc phía dưới của con chuột. Feet chuột có tác dụng giúp giúp làm giảm ma sát và chuột có thể di chuyển trên bề mặt bàn hay mousepad một cách dễ dàng hơn. Nó thường được làm bởi nhựa Teflon hay còn được gọi là PTTE.
Vấn đề về Feet chuột chỉ phát sinh khi mà bạn dùng chuột sau một khoảng thời gian dài có thể là 2 hay 3 năm. Bởi vì khi chuột liên tục bị cọ sát với bề mặt phẳng thì Feet chuột sẽ nhanh chóng bị bào mòn hoặc bị bụi bẩn bám vào.
Nếu như nó không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên hay thay mới khi bị bào mòn thì việc di chuyển con chuột sẽ dần trở nên khó khăn, không còn được chính xác, mượt mà như ban đầu nữa.
Vậy với những thông tin tìm hiểu chuột chơi game mà chúng tôi đưa ra trên hy vọng giúp bạn phần nào hiểu hơn về chuột chơi game.